CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG VÀ MÔI TRƯỜNG PHÚC NGUYÊN
Phân tích môi trường

CUNG CẤP DỊCH VỤ QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TRÊN TOÀN QUỐC

Quan trắc và phân tích môi trường (QT&PTMT) là một hoạt động quan trọng của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Tại các Điều 37 và 38 của Luật Bảo vệ môi trường đã quy định rằng, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên Môi trường) chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và một trong những nội dung cơ bản của công tác này là: “Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.”

Hồ sơ môi trường

NHỮNG HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT MỚI NHẤT NĂM 2022

Doanh nghiệp bạn không có những phòng ban chuyên ngành lĩnh vực hồ sơ môi trường, đang cần những lập hồ sơ môi trường hay bổ sung hồ sơ hiện có để kinh doanh sản xuất.  

Doanh nghiệp mới thành lập hay mở rộng sản xuất nhưng chưa có Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), kế hoạch bảo vệ môi trường?
Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất nhưng chưa có hoặc thiếu hồ sơ môi trường?
Chưa thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ nộp về cơ quan chức năng?
Chưa lập sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại?
Chưa thực hiện báo cáo quản lý chất thải nguy hại?
Chưa thực hiện báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất?
Chưa lập hồ sơ hoàn thành ĐTM, Kế hoạch bảo vệ môi trường…?

Xử lí chất thải

TƯ VẤN CUNG CẤP DỊCH VỤ XỬ LÝ CHẤT THẢI TRÊN TOÀN QUỐC

Hiện nay cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng được xã hội quan tâm. Đối với doanh nghiệp, công tác bảo vệ môi trường cũng ngày càng được coi trọng hơn bởi trước hết doanh nghiệp hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Bảo vệ môi trường cũng chính là yếu tố sống còn và đặc biệt góp phần quan trọng vào quá trình hội nhập và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Xử lí nước

DỊCH VỤ XỬ LÝ NƯỚC SẠCH 

Hiện nay, nước ta đang đối mặt với thách thức lớn về hiện trạng ô nhiễm nguồn nước, nhất là ở những khu đô thị và những khu công nghiệp. Nước sạch ngày càng trở nên khan hiếm và cạn kiệt dần, ở một số địa bàn còn không có nguồn nước sạch sinh hoạt hàng ngày. Ô nhiễm nguồn nước không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Do đó, Xử lý nước sạch là một cứu cánh hết sức cần thiết cho đời sống sinh hoạt của người dân.

Xử lí khí thải

TƯ VẤN THIẾT KẾ THI CÔNG NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI

Ô nhiễm không khí đang ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe của con người. Vấn đề đặt ra là phải xử lý ô nhiễm không khí một cách triệt để và có hiệu quả.

Ô nhiễm tiếng ồn từ karaoke – đâu là giải pháp?

I. Tại sao cần phải xử lý âm học cho phòng hát karaoke?

Xử lý âm học nhằm vào các mục đích sau:

  • Đâu tiên, như đã nói ở trên, hàng xóm thực sự cảm ơn bạn rất nhiều nếu bạn cách âm phòng karaoke và giữ cho căn phòng của bạn phát ra âm thanh nhỏ nhất, không ảnh hưởng đến người khác. Đồng thời, âm thanh ồn ào của tiếng xe cộ, tiếng nói chuyện cũng khó lọt vào bên trong phòng được.
  • Thứ hai, căn phòng của bạn có thể bị nhiễu tín hiệu bởi sóng đứng làm cho âm thanh không mượt mà khi di chuyển đến tai người nghe.
  • Thức ba, tránh các hiện tượng gây tiếng vang lớn, giảm được thời gian dội âm trở lại để tránh gây ù tai, khó chịu cho người nghe.
  • Cuối cùng, mục đích của tiêu âm và tán âm cũng cũng chỉ là tìm cách làm sao đó âm thanh căn phòng không nhiễm tạp âm, trong suốt, rõ ràng, thỏa mãn được người nghe, giảm hẳn các nhược điểm của âm thanh trong phòng kín như ồn, ù, rít, vang hoặc dội âm.
Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành các quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường của Luật Bảo vệ môi trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chương II

QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 3. Lập quy hoạch bảo vệ môi trường

1. Quy hoạch bảo vệ môi trường được lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội với kỳ đầu cho giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2040 theo hai (02) cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

2. Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm những nội dung chính sau đây:

a) Diễn biến, mục tiêu quản lý môi trường rừng, bảo tồn đa dạng sinh học;

b) Thực trạng môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông; mục tiêu và các giải pháp bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông;

c) Thực trạng phát thải khí và chất lượng môi trường không khí; mục tiêu và giải pháp quy hoạch đối với các hoạt động phát triển có nguồn phát thải khí lớn;

d) Thực trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường đất; mục tiêu và các giải pháp phòng ngừa suy thoái, ô nhiễm môi trường đất, phục hồi các vùng đất đã bị ô nhiễm, suy thoái;

đ) Thực trạng ô nhiễm môi trường nước; mục tiêu và các giải pháp quản lý nước thải và bảo vệ môi trường nước;

e) Thực trạng thu gom, xử lý và các mục tiêu, giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại;

g) Thực trạng mạng lưới quan trắc và giám sát môi trường; mục tiêu, định hướng quy hoạch hệ thống quan trắc và giám sát môi trường;

h) Phân vùng môi trường theo các mục tiêu phát triển, bảo vệ, bảo tồn và ứng phó với biến đổi khí hậu;

i) Các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ưu tiên và chỉ tiêu môi trường;

k) Các bản đồ, sơ đồ liên quan đến vùng quy hoạch;

l) Nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường; trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường 2020

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 (trừ Khoản 3, Điều 29 của Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2021).

Luật này quy định về hoạt động BVMT; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Luật quy định 11 chính sách của Nhà nước về BVMT; trong đó có

  • Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động BVMT;
  • Chính sách tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về BVMT.

Luật cũng quy định rõ 14 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động BVMT; trong đó có xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.

Đối tượng nào cần phải có Giấy phép môi trường?

Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức. Do đó, đối với một số hoạt động gây hại cho môi trường thì phải có giấy phép môi trường. Vậy, đối tượng nào phải có giấy phép môi trường?

Phát biểu tại “Hội thảo nâng cao hiệu quả thực thi luật Bảo vệ môi trường 2020” do Viện Chính sách Kinh tế Môi trường tổ chức, ông Nguyễn Xuân Quang, Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đã có 3 đợt hội thảo giải đáp và phổ biến những điểm mới về Giấy phép môi trường và đăng ký môi trường.

Về giấy phép môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường trước đây có một số thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp, bao gồm: Luật Tài nguyên nước có giấy phép xả nước thải nguồn nước; Luật Thủy lợi có giấy phép xả nước thải ra môi trường thủy lợi, Luật Bảo vệ môi trường có giấy phép xác nhận đổ thải, giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

Năm 2019, Nghị định 40 của Chính phủ có thêm giấy phép xả chất thải môi trường, song chưa được triển khai.

Ảnh minh họa

Tiếp đó, đến Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ là đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục theo tiến độ công trình. Theo đó, một số giấy phép môi trường thành phần được lồng ghép trong cùng một loại giấy phép, gọi chung là giấy phép môi trường.

Trong giấy phép môi trường lồng ghép giấy phép xả chất thải nguy hại (gồm xả nguồn tiếp nhận và xả vào công trình, giấy phép xử lý chất thải nguy thải, giấy xác nhận công trình bảo vệ môi trường, sổ đăng ký xả thải chất thải.

Giấy phép môi trường có thể cấp cho từng hạng mục, giai đoạn phân kỳ của công trình, có phát sinh chất thải và xả thải ra môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực có nhiều băn khoăn về đối tượng cấp Giấy phép môi trường. Theo quy định trong điều 39 của luật bảo vệ môi trường, dự án thuộc nhóm 2, nhóm 3 có phát sinh khí thải nước thải phát sinh chất thải nguy hại thải ra môi trường

Trong Nghị định 08, nếu doanh nghiệp phát sinh từ 1000kg trở lên mới thuộc đối tượng cấp giấy phép môi trường.

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, về tiến độ cho các cơ sở hoạt động có lộ trình, tiêu chí môi trường phải đăng ký cấp giấy phép môi trường.

Như vậy, giấy phép môi trường bao gồm 5 đối tượng cần phải thực hiện:

Đối với các dự án đầu tư, thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường phải đánh giá tác động môi trường

Dự án đầu tư ko thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường cũng phải đăng ký giấy phép môi trường

Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ

Dự án đầu tư có quy mô thuộc nhóm 3

Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có quy mô thuộc nhóm 3.

Đối tượng được miễn đăng ký môi trường bao gồm:

Căn cứ khoản 2, điều 49 luật BVMT 72/2020/QH14 quy định đối tượng miễn đăng ký môi trường bao gồm:

Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;

Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải với khối lượng nhỏ, được xử lý bằng công trình xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương;

Đối tượng khác.

Điều 32 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn về đối tượng được miễn đăng ký môi trường gồm:

1. Dự án đầu tư, cơ sở quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường.

2. Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương; hoặc phát sinh nước thải dưới 05 m3/ngày, khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.

3. Danh mục dự án đầu tư, cơ sở được miễn đăng ký môi trường quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định này.

– Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực; các hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý, cung cấp thông tin, tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại.

– Sản xuất, trình chiếu và phát hành chương trình truyền hình; sản xuất phim điện ảnh, phim video; hoạt động truyền hình, hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc.

– Dịch vụ thương mại, buôn bán lưu động, không có địa điểm cố định.

– Dịch vụ thương mại, buôn bán các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng có diện tích xây dựng dưới 200 m2.

– Dịch vụ ăn uống có diện tích nhà hàng dưới 200 m2.

– Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng đồ gia dụng quy mô cá nhân, hộ gia đình.

– Dịch vụ photocopy, truy cập internet, trò chơi điện tử.

– Canh tác trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi quy mô cá nhân, hộ gia đình.

– Trồng khảo nghiệm các loài thực vật quy mô dưới 01 ha.

– Xây dựng nhà ở cá nhân, hộ gia đình.

– Dự án, cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa có lưu lượng nước thải dưới 10.000 m3/ngày đêm.

– Dự án đầu tư, cơ sở đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:

+ Không phát sinh khí thải phải xử lý;

+ Không phát sinh nước thải hoặc có phát sinh nước thải nhưng đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường;

+ Không phát sinh chất thải nguy hại trong quá trình hoạt động.

Huyền Trang (Moitruong.net.vn)

Việt Nam- thị trường lớn cho ngành xử lý chất thải

Việt Nam có dân số đông, quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế nhanh, yêu cầu về chất lượng môi trường sống ngày càng cao, thu nhập đầu người đã ở mức trung bình của thế giới, số lượng bệnh viện gia tăng nhanh chóng… Tất cả đã tạo nên sức hút cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xử lý chất thải nói chung và chất thải ngành y tế nói riêng.

Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có 13.600 cơ sở y tế, trong đó gồm 1.263 bệnh biện; 1.091 trung tâm y tế dự phòng; 11.104 trạm y tế xã. Con số này tiếp tục tăng lên.

Trung bình mỗi ngày số chất thải rắn y tế nguy hại lên tới 42 tấn (chiếm 11,8% tổng lượng chất thải phát sinh). Con số này đến năm 2015 dự kiến ở mức 70 tấn/ ngày. Đối với nước thải ngành y tế, khoảng 120.000 m3 được thải ra một ngày (chưa tính nước thải của các cơ sở y tế dự phòng, đào tạo y dược, sản xuất thuốc và cơ sở y tế Bộ, ngành).

Số lượng cơ sở y tế và lượng phát thải quá nhiều. Tuy nhiên, Việt Nam mới có 44% số bệnh viện có quy trình xử lý nước thải, chỉ 67,8% bệnh viện xử lý chất thải rắn bằng lò đốt 2 buồng hoặc bằng công nghệ không đốt thân thiện với môi trường hoặc thuê xử lý. Còn lại 32,2% bệnh viện xử lý rác thải rắn bằng lò đốt 1 buồng, lò đốt thủ công hoặc chôn lấp trong khuôn viên bệnh viện.

Thêm vào đó, tình trạng bệnh dịch ở Việt Nam đang có dấu hiệu gia tăng như dịch tả, dịch tay chân miệng… Tất cả đều liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề xử lý chất thải bệnh nhân.

Đối với chất thải sinh hoạt của người dân, ở nông thôn, hiện chỉ khoảng 50% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh còn lại là chưa có. Việc xây dựng nhà tiêu tự hoại cũng chưa đạt yêu cầu.

Chính vì vậy nhu cầu xử lý rác thải theo công nghệ mới thân thiện với môi trường đang và sẽ còn rất lớn.

Đánh giá về tiềm năng này, ông Nguyễn Huy Nga-Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế- cho biết “Thị trường xử lý chất thải, nước thải và chất thải rắn còn mênh mông. Cơ hội đầu tư cho các công ty có phương pháp mới, công nghệ mới, cách tiếp cận thân thiện với môi trường đang rất rộng mở”.

Cùng chung quan điểm, bà Catherine Galtier- Tổng giám đốc APB Environment- công ty chuyên xử lý các chất thải hữu cơ của Pháp chia sẻ với PV báo Công Thương: dân số gia tăng nhanh, tập trung vào các thành phố lớn khiến áp lực xử lý chất thải rất cao, do đó Việt Nam là thị trường vô cùng lớn đối với ngành xử lý nước, chất thải nói chung.