CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG VÀ MÔI TRƯỜNG PHÚC NGUYÊN
Ô nhiễm tiếng ồn từ karaoke – đâu là giải pháp?

I. Tại sao cần phải xử lý âm học cho phòng hát karaoke?

Xử lý âm học nhằm vào các mục đích sau:

  • Đâu tiên, như đã nói ở trên, hàng xóm thực sự cảm ơn bạn rất nhiều nếu bạn cách âm phòng karaoke và giữ cho căn phòng của bạn phát ra âm thanh nhỏ nhất, không ảnh hưởng đến người khác. Đồng thời, âm thanh ồn ào của tiếng xe cộ, tiếng nói chuyện cũng khó lọt vào bên trong phòng được.
  • Thứ hai, căn phòng của bạn có thể bị nhiễu tín hiệu bởi sóng đứng làm cho âm thanh không mượt mà khi di chuyển đến tai người nghe.
  • Thức ba, tránh các hiện tượng gây tiếng vang lớn, giảm được thời gian dội âm trở lại để tránh gây ù tai, khó chịu cho người nghe.
  • Cuối cùng, mục đích của tiêu âm và tán âm cũng cũng chỉ là tìm cách làm sao đó âm thanh căn phòng không nhiễm tạp âm, trong suốt, rõ ràng, thỏa mãn được người nghe, giảm hẳn các nhược điểm của âm thanh trong phòng kín như ồn, ù, rít, vang hoặc dội âm.
Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành các quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường của Luật Bảo vệ môi trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chương II

QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 3. Lập quy hoạch bảo vệ môi trường

1. Quy hoạch bảo vệ môi trường được lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội với kỳ đầu cho giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2040 theo hai (02) cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

2. Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm những nội dung chính sau đây:

a) Diễn biến, mục tiêu quản lý môi trường rừng, bảo tồn đa dạng sinh học;

b) Thực trạng môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông; mục tiêu và các giải pháp bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông;

c) Thực trạng phát thải khí và chất lượng môi trường không khí; mục tiêu và giải pháp quy hoạch đối với các hoạt động phát triển có nguồn phát thải khí lớn;

d) Thực trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường đất; mục tiêu và các giải pháp phòng ngừa suy thoái, ô nhiễm môi trường đất, phục hồi các vùng đất đã bị ô nhiễm, suy thoái;

đ) Thực trạng ô nhiễm môi trường nước; mục tiêu và các giải pháp quản lý nước thải và bảo vệ môi trường nước;

e) Thực trạng thu gom, xử lý và các mục tiêu, giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại;

g) Thực trạng mạng lưới quan trắc và giám sát môi trường; mục tiêu, định hướng quy hoạch hệ thống quan trắc và giám sát môi trường;

h) Phân vùng môi trường theo các mục tiêu phát triển, bảo vệ, bảo tồn và ứng phó với biến đổi khí hậu;

i) Các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ưu tiên và chỉ tiêu môi trường;

k) Các bản đồ, sơ đồ liên quan đến vùng quy hoạch;

l) Nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường; trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường 2020

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 (trừ Khoản 3, Điều 29 của Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2021).

Luật này quy định về hoạt động BVMT; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Luật quy định 11 chính sách của Nhà nước về BVMT; trong đó có

  • Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động BVMT;
  • Chính sách tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về BVMT.

Luật cũng quy định rõ 14 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động BVMT; trong đó có xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.

Quy chuẩn về chất lượng nước cấp cho sinh hoạt

Quy chuẩn quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình cấp nước (QCVN 07-1:2016/BXD) nêu rõ, hệ thống cấp nước phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch chuyên ngành cấp nước, đảm bảo việc bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn nước an toàn và bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu. Quy chuẩn vừa được ban hành.

Kết cấu và vật liệu xây dựng công trình cấp nước phải đảm bảo yêu cầu bền vững, ổn định trong suốt thời hạn sử dụng (tuổi thọ) công trình dưới tác động của điều kiện tự nhiên, các tác động của môi trường xung quanh, các tác động trong quá trình vận hành.


Chất lượng nước cấp cho sinh hoạt phải đảm bảo yêu cầu của tiêu chuẩn vệ sinh nước sinh hoạt theo quy định trong Quy chuẩn. Cụ thể, đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A thì các cơ sở cung cấp nước phải xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 tuần. Song hành với đó, các cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/1 tháng. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B phải xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ sở cung cấp nước và cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

Công trình khai thác nước mặt phải bảo đảm, đủ công suất thiết kế.Khi phân đợt xây dựng phải xây dựng toàn bộ ngay từ đầu. Công trình phải an toàn, ổn định, bền lâu và không gây ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của nguồn cấp nước và giao thông đường thủy. Khoảng cách tối thiểu giữa mực nước thấp nhất đến đỉnh của cửa thu hoặc ống thu là 0,5m, tính toán với chu kỳ lặp là 50 năm.

Khi xây dựng công trình khai thác nước phải tính đến khả năng súc xả, nạo vét bùn cặn, vớt rác. Cửa thu kiểu thường xuyên ngập phải đảm bảo sao cho khi thu nước không tạo xoáy trên mặt nước. Không được xây dựng cửa thu nước trong luồng chạy của các phương tiện giao thông đường thủy, trong luồng di chuyển của cát và phù sa đáy sông hoặc khu vực có rong tảo phát triển. Khi độ dao động mực nước các mùa từ 6m trở lên phải bố trí 2 hàng cửa thu nước ở độ cao khác nhau. Khoảng cách theo chiều cao giữa 2 hàng cửa tối thiểu là 3m.

Đối với trạm bơm, không gian máy của trạm bơm không cho phép đặt máy bơm dung dịch độc hại và có mùi hôi, tránh gây ra ô nhiễm nguồn nước. Phần chìm dưới mặt đất của trạm bơm phải được xây dựng bằng bê tông cốt thép.Nếu tường nằm trong mực nước dưới đất, phải phủ một lớp vật liệu chống thấm ở sàn đáy, mặt trong và mặt ngoài tường.Mỗi trạm bơm ít nhất có 2 ống đẩy.Chỉ được phép bố trí một ống đẩy đối với trạm có công suất nhỏ hơn 3000m3/ngày hoặc trong hệ thống có nhiều nhà máy cùng cấp nước vào mạng lưới.

Quy chuẩn cũng nêu rõ, mỗi loại công trình cấp nước tối thiểu có 2 đơn nguyên máy nhằm đảm bảo điều kiện làm việc suốt ngày đêm với khả năng có thể ngừng từng công trình của trạm để thau rửa, sửa chữa. Đối với trạm có công suất dưới 3.000 m3/ngđ thì được phép ngừng làm việc một số giờ để thau rửa, sửa chữa cho phép xây dựng một đơn nguyên.

Trạm xử lý nước cấp có công suất từ 10.000 m3/ngđ trở lên phải xử lý nước rửa bể lọc để dùng lại hoặc xả vào hồ lắng nước rửa lọc với điều kiện phải thực hiện các yêu cầu của QCVN 40:2011/BTNMT.

Dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt và nước dưới đất phải được lựa chọn căn cứ vào thành phần tính chất của nước thô, quy mô công suất của trạm cấp nước và yêu cầu tiết kiệm năng lượng.Công trình đơn vị trong trạm xử lý tối thiểu phải có 2 đơn nguyên khi trạm có công suất từ 3.000 m3/ngđ trở lên.

Trong dây chuyền công nghệ có dùng bể tạo bông có lớp cặn lơ lửng, bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng, bể lọc tiếp xúc thì phải tách khí trước khi đưa nước vào các loại bể đó. Trạm có công suất tới 10.000 m3/ngày nên dùng các loại bể tạo bông kiểu thủy lực.Trạm có công suất lớn hơn 10.000 m3/ngày có thể dùng bể tạo bông kiểu cơ khí có máy khuấy trộn.

Vật liệu lọc sử dụng tại bể lọc phải là cát thạch anh, angtraxit nghiền nhỏ hoặc làm từ vật liệu khác có độ bền cơ học và độ bền hoá học cần thiết (độ vỡ vụn không quá 4%, độ mài mòn không quá 0,5%). Angtraxit nghiền nhỏ phải có hạt dạng hình lập phương hay gần tròn, độ tro không quá 10%, hàm lượng lưu huỳnh không quá 3%. Không được phép dùng angtraxit có cấu tạo lớp để làm vật liệu lọc.

Nếu hàm lượng cặn tổng cộng trong nước nguồn có tính đến lượng cặn sắt tạo thành sau làm thoáng và cặn có trong các loại hóa chất để xử lý nước lớn nhất lớn hơn 20mg/l thì phải dùng bể lắng tiếp xúc, thời gian nước lưu lại trong bể lắng tiếp xúc tối thiểu phải lấy bằng 90 phút, tối đa là 150 phút.

Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế các công trình đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp và quản lý vận hành các công trình cấp nước thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 07-1:2016/BXD phải có thuyết minh về sự tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này. Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ các quy định của Quy chuẩn trong hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình cấp nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

(TG) – Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Nghị định quy định cụ thể về bảo vệ các thành phần môi trường (nước, không khí, đất) và di sản thiên nhiên, trong đó, nêu rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường đất.

Cụ thể, việc triển khai dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp, sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường đất, bảo đảm không làm ô nhiễm, suy giảm, thoái hóa chất lượng đất, không làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.

Việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm không làm ô nhiễm, suy thoái đất và được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm phải bảo đảm không gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường, cản trở dòng chảy; trả lại đất đúng với trạng thái mặt đất theo yêu cầu của cơ quan giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm cho môi trường đất có trách nhiệm thực hiện việc điều tra, đánh giá chi tiết theo quy định; xây dựng và thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất.

Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất phải được gửi tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để tổ chức kiểm tra, giám sát.

Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau: Về đánh giá chất lượng môi trường nước mặt; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy bao gồm các nội dung: Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ giai đoạn tối thiểu 3 năm gần nhất; tổng hợp hiện trạng các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy đã được xác định theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới bao gồm: Các biện pháp quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường đối với đoạn sông, hồ không còn khả năng chịu tải; các biện pháp, giải pháp bảo vệ các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước

Các giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt bao gồm: Các giải pháp về khoa học, công nghệ xử lý, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt; các giải pháp về cơ chế, chính sách; các giải pháp về tổ chức, huy động sự tham gia của cơ quan, cộng đồng, tổ chức; các giải pháp công trình, phi công trình khác.

Nghị định cũng quy định về thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo đó, trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng do sự cố môi trường, việc ứng phó sự cố môi trường được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương X Luật Bảo vệ môi trường.

Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng không thuộc quy định trên, cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp sau: Hạn chế, tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian hoạt động của cơ sở sản xuất có lưu lượng xả bụi, khí thải lưu lượng lớn ra môi trường và thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; hạn chế, phân luồng hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đường bộ; tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian làm việc của các cơ quan, tổ chức, trường học; tạm dừng hoạt động tập trung đông người ở ngoài trời.

Về bảo vệ môi trường đối với di sản thiên nhiên, Nghị định quy định: Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vùng lõi của di sản thiên nhiên được kiểm soát như đối với vùng bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định về phân vùng môi trường của pháp luật về bảo vệ môi trường; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vùng đệm của di sản thiên nhiên được kiểm soát như đối với vùng hạn chế phát thải theo quy định về phân vùng môi trường của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Các hệ sinh thái tự nhiên trong di sản thiên nhiên phải được ưu tiên bảo tồn và phục hồi nguyên trạng tự nhiên; môi trường đất, môi trường nước trong di sản thiên nhiên bị ô nhiễm, suy thoái phải được cải tạo, phục hồi.

Các giá trị cốt lõi của thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên phải được bảo vệ, bảo tồn nguyên vẹn; dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên của di sản thiên nhiên phải được duy trì, phát triển và sử dụng bền vững.

Các chỉ số đặc trưng về địa chất, cảnh quan, sinh thái, đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên phải được điều tra, đánh giá, theo dõi, giám sát, kiểm kê, báo cáo theo quy định.

Theo TTXVN